Tìm hiểu vòng đời của React 16+ component (Phần 1)

React16+ component lifecycle

Mon, 20 May 2019

Vòng đời trong React là gì? Có gì hot trong phiên bản React16+? Bạn có hiểu chúng thật sự là gì và sử dụng chúng như thế nào cho hợp lý không?

Đã có nhiều bài viết về vòng đời của React nhưng đa số chưa được update với phiên bản React mới nhất

Nếu bạn có cùng các câu hỏi trên, cùng đọc tiếp bài viết nhé!

Vòng đời của React là gì?

Giống như con người chúng ta, từ khi sinh ra đến lúc nó đi rồi ông Giáo ạ đều trải qua các giai đoạn: sơ sinh -> trưởng thành -> già -> chết. React Component cũng tương tự như thế, cũng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau kể từ khi được tạo ra và khi biến mất.

Chúng ta tìm hiểu kỹ hơn ở ví dụ sau nhé!

HelloWorld component được tạo ra:

class HelloWorld extends React.Component {
	render() {
		return <h1> Hello World </h1>
	}
}

Khi nó được vẽ (render) ra màn hình (browser):

Bất kỳ một component nào từ đơn giản đến phức tạp, từ khi được tạo ra đến khi render trên browser đều trải qua 3 trạng thái sau: mounting, updating and unmounting.

mounting được ví như giai đoạn sơ sinh của một đứa bé. Đây là giai đoạn các component được tạo ra từ code của bạn và được chèn vào trong browser DOM.

Con người ta ai cũng phải trưởng thành. Đã đến lúc gọi tên anh chàng có tên updating.

Hãy liên tưởng chuyện Thánh Gióng đến React component lifecycle, 3 năm không ăn, không uống nên không lớn, nếu không có giai đoạn updating thì component sẽ không bao giờ được update và mãi giữ nguyên trạng thái ban đầu lúc mouting cho đến khi mất đi.

Nhờ sự xuất hiện của sứ giả nên Thánh Gióng đã ăn liền một lúc 3 nong cơm, cao to đến 10 trượng. Vậy React component dựa vào sự kiện gì để thực hiện quá trình updating? Đó là khi chúng ta thay đổi stateprops của nó, hoặc khi forceUpdate được gọi.

Giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của component là unmounting.

Ở giai đoạn này, component coi như chết. Nó bị biến mất khỏi thế giới của nó - browser DOM.

Chúng ta chỉ có 3 giai đoạn vậy thôi, nhưng để hiểu từng giai đoạn nó hoạt động như thế nào thì đọc tiếp nhé!

À khoan, có gì đó sai sai. Đó là ở các phiên bản trước, còn React16+ component còn có thêm 1 giai đoạn nữa, đó chính là khi code của bạn có vấn đề, gây ra lỗi trong các giai đoạn trên. Lúc này component sẽ đi vào giai đoạn error handling. Giống như là bạn đi phẫu thuật thẫm mĩ thất bại và phải đi lại vậy :cry:.

Tổng hợp lại nhé.

  1. Mounting — giai đoạn component được tạo ra và chèn vào browser DOM
  2. Updating — giai đoạn component được phát triển
  3. Unmounting — giai đoạn component được xóa khỏi browser DOM
  4. Error Handling — bug đang ở đâu đấy anh :smile:

Note: Một component có thể trong quá trình render sẽ không qua tất cả các vòng đời, có thể nó được mounted và unmounted— chứ không trải qua quá trình update và xử lý lỗi, như Thánh Gióng không lớn trong 3 năm đó nhé.

Các hàm (method) được gọi trong mỗi giai đoạn là gì?

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu 4 giai đoạn trong vòng đời của một React component. Giờ chúng ta cùng tìm hiểu về các hàm sẽ được gọi trong mỗi giai đoạn nhé. Hay còn được gọi là component lifecycle methods

The mounting

Sau đây là những hàm được gọi trong quá trình mounting, thứ tự gọi từ trên xuống dưới nhé.

1. constructor()

Đây là hàm đầu tiên được gọi khi component được tạo ra. Nó được gọi trước khi component được chèn vào DOM.

Thông thường, trong constructor chúng ta thường dùng để init state, bind các hàm xử lý trong component. Đối với ES6 và ES7 thì chúng ta có thể không còn dùng constructor nữa vì có thể dùng static properties cho state và arrow function cho hàm của component.

Ví dụ:

const MyComponent extends React.Component {
	constructor(props) {
		super(props)
		this.state = {
			points: 0
		}
		this.handlePoints = this.handlePoints.bind(this)
	}
}

Đừng xử lý side-effects hoặc dùng event handlers ở constructor.

2. static getDerivedStateFromProps()

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu hàm này được dùng như thế nào.

Ví dụ:

const MyComponent extends React.Component {
	static getDerivedStateFromProps(props, state) {
		//do stuff here
	}
}

Nó nhận 2 tham số truyền vào là propsstate.

Và trả về 1 object chính là state mới của component muốn update:

static getDerivedStateFromProps(props, state) {
	return {
		points: 200 // update state with this
	}
}

Hoặc trả về null nếu chúng ta không muốn update state:

static getDerivedStateFromProps(props, state) {
	return null
}

Đây là hàm ít được sử dụng nhưng chúng lại cực kỳ quan trong trong các trường hợp cụ thể.

Đây là hàm được gọi trước khi component được hiển thị trên DOM trong quá trình mounting.

Dưới đây là một ví dụ đơn giản để hiển thị số điểm của 1 đội bóng, score được lưu trong state của component:

class App extends Component {
	state = {
		points: 10
	}

	render() {
		return (
			<div className="App">
				<header className="App-header">
					<img src={logo} className="App-logo" alt="logo" />
					<p>
						You've scored {this.state.points} points.
					</p>
				</header>
			</div>
		);
	}
}

Kết quả:

Giờ mình sẽ thử dùng hàm static getDerivedStateFromProps, cùng dự đoán kết quả nhé?

class App extends Component {
	state = {
		points: 10
	}

	static getDerivedStateFromProps(props, state) {
		return {
			points: 1000
		}
	}

	render() {
		return (
			<div className="App">
				<header className="App-header">
					<img src={logo} className="App-logo" alt="logo" />
					<p>
						You've scored {this.state.points} points.
					</p>
				</header>
			</div>
		);
	}
}

Bạn có đoán được kết quả là gì không? Cùng nhớ lại khái niệm ở trên, hàm getDerivedStateFromProps được gọi trước khi component được hiển thị trên DOM. Vì vậy, state của component đã được update trước khi được hiển thị.

Và kết quả:

Trên là ví dụ khá đơn giản để chúng ta có thể hiểu được cách sử dùng getDerivedStateFromProps, nhưng trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng dùng hàm này để update state, mà chỉ dùng nó ở các trường hợp nhất định.

Nói nhiều quá, vậy thì khi nào nên dùng static getDerivedStateFromProps?

Không nói nhiều nữa, cái tên getDerivedStateFromProps nói lên tất cả, “Get Derived State From Props”.

Điều đó có nghĩa là, chúng ta sử dụng hàm này trong trường hợp muốn update lại state của component cho phù hợp với sự thay đổi của props.

Để có thể hiểu rõ hơn và tránh được những lỗi phổ biến khi dùng, bạn nên đọc bài viết này nhé.

3. Render

Sau khi hàm static getDerivedStateFromProps được gọi, hàm tiếp theo được gọi là render.

class MyComponent extends React.Component {
	// render is the only required method for a class component
	render() {
		return <h1> Hurray! </h1>
	}
}

Hàm render là nơi chúng ta return những React element, và những element này sau đó được hiển thị trên browser.

Bạn có thể trả về string

class MyComponent extends React.Component {
	render() {
		return "Hurray"
	}
}

Hay array

class MyComponent extends React.Component {
	render() {
		return [
			<div key="1">Hello</div>,
			<div key="2" >World</div>
		];
	}
}

Hoặc React fragment

class MyComponent extends React.Component {
	render() {
		return <React.Fragment>
			<div>Hello</div>
			<div>World</div>
		</React.Fragment>
	}
}

Trong trường hợp bạn không muốn render bất kỳ cái gì trên browser, bạn có return boolean hoặc null

class MyComponent extends React.Component {
	render() {
		return null
	}
}

class MyComponent extends React.Component {
	// Kết quả là gì???
	render() {
		return (2 + 2 === 5) && <div>Hello World</div>;
	}
}

Trong React16+ bạn có thể return portal, chúng ta sẽ tìm hiểu ở các bài viết sau nhé:

class MyComponent extends React.Component {
	render() {
		return createPortal(this.props.children, document.querySelector("body"));
	}
}

render nên là pure function, chúng ta không được gọi setState hoặc tương tác với external APIs ở đây.

4. componentDidMount()

Sau khi hàm render được gọi, component được hiển thị trên browser, và hàm componentDidMount được gọi sau đó.

Vì vậy, đây là nơi dùng để gọi các xử lý thao tác với DOM, gọi đến external APIs.

Ví dụ, update nội dung của modal:

class ModalContent extends React.Component {
	el = document.createElement("section");

	componentDidMount() {
		document.querySelector("body).appendChild(this.el);
	}
}

Gọi external api:

componentDidMount() {
	this.fetchListOfTweets()
}

Xử lý sự kiện:

componentDidMount() {
	el.addEventListener()
}

Note: Sau khi add event listener thì chúng ta phải remove khi component bị remove khỏi browser. Chúng ta sẽ tìm hiểu sau ở hàm componentWillUnmount.

Chúng ta đã kết thúc quá trình mouting. Hẹn gặp lại các bạn ở phần 2, cùng tìm hiểu về các hàm trong quá trình updating của React component nhé!

Loading...
duthaho

Mình là một thằng đầu to, trán hói, chuẩn loser vozer, cao chỉ 1m55 nhưng nặng đến gần 60kg :laughing:. Có tập Gym nên bụng 6 múi và nhiều gái khen đẹp zai. Mục tiêu của blog này chủ yếu là để dành đọc lại lúc cần, cũng để cho mọi người vào đọc giết thời gian cho vui :kissing:.